LTS: Khung trình độ Quốc gia đã được Bộ GD&ĐT chủ trì xây dựng với quá trình nghiên cứu công phu, bài bản có sự phối hợp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các Bộ ngành liên quan đã tiếp cận được mục đích chuẩn hóa hệ thống giáo dục Quốc gia.
Làm căn cứ chuẩn hóa chương trình đào tạo, công nhận và miễn trừ kinh nghiệm học tập, lao động tạo cơ hội học tập suốt đời, cải thiện việc công nhận trình độ giữa các quốc gia, hướng tới phù hợp với khung trình độ khu vực.
Liên quan tới nội dung trên, các chuyên gia của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có những ý kiến góp ý về Khung trình độ quốc gia.
Những ưu điểm
Các chuyên gia của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam thấy rằng, khung trình độ quốc gia mà Bộ GD&ĐT đã xây dựng trong thời gian qua đã nêu được những cơ sở pháp lý phù hợp, đầy đủ làm căn cứ xây dựng Khung trình độ Quốc gia như:
Nghị quyết số 29 của Ban chấp hàng Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Khung trình độ cũng đáp ứng được các nội dung trong Luật Giáo dục, Luật Giaó dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp đã được Quốc hội thông qua cũng như Chiến lược phát triển nhân lực và đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực 2011-2020 của Chính phủ…
Chỉ ra và diễn đạt đầy đủ mục đích của khung trình độ quốc gia với mong muốn có sự tương thích với Khung tham chiếu trình độ ASEAN và mối liên hệ với Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế ISCED 2011 của UNESCO.
Nêu được thực trạng, sự cấp thiết phải xây dựng Khung trình độ quốc gia, xác định phạm vi (giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp), đảm bảo nguyên tắc xây dựng chặt chẽ, gồm 6 điểm để đạt được sự thống nhất khi đề xuất nội dung các mô tả trình độ:
Chuẩn đầu ra (kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm), khối lượng học tập tích lũy, Văn bằng trong cấu trúc Khung trình độ quốc gia.
Thể hiện được sự chuẩn bị nghiêm túc, khoa học và tiếp cận hiện đại của những người soạn Dự thảo Khung trình độ quốc gia thuộc Bộ GD&ĐT.
Cấu trúc và chuẩn đầu ra khung trình độ như thế nào?
Các chuyên gia của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, về kết cấu của Khung: bậc trình độ, chuẩn đầu ra, khối lượng học tập và văn bằng đảm bảo được nguyên tắc đã đề ra, phù hợp liên hệ được với khung tham chiếu trình độ ASEAN, tuy nhiên cột Chuẩn đầu ra (kiến thức, kỹ năng, năng lực và chịu trách nhiệm) nên thay thành Mô tả bậc trình độ thì phù hợp hơn.
Việc chia ra 8 bậc trình độ cũng phù hợp với khung tham chiếu trình độ khu vực và các nước khác, đặt ra các văn bằng, chứng chỉ tương ứng với mỗi bậc trình độ thuận lợi cho việc công nhận trình độ văn bằng lẫn nhau trong hội nhập giáo dục.
Khung cơ cấu giáo dục quốc dân do Bộ GD&ĐT xây dựng trình Chính phủ. |
Ba trình độ đầu (từ thấp đến cao) quy định là Chứng chỉ I,II,III) khá tương thích với Phân loại trong ISCED 2011: Trung học cơ sở, Trung học nghề.
Các văn bằng Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ đối với các bậc trình độ 5, 6, 7, 8 là phù hợp, riêng đối với bậc 4 có văn bằng Trung cấp thì cần cân nhắc để chọn tên văn bằng sao cho tương thích với bậc học thuộc chương trình giáo dục có mã số 4 trong ISCED 2011. Nên gọi tên là bậc trung học.
Các nhà khoa học mong Bộ lắng nghe, đừng tạo cảm tưởng thiếu cầu thị, trân trọng(GDVN) - “Cần cải tiến cách lấy ý kiến, trong đó quan trọng là huy động các Hội khoa học, các chuyên gia tham gia nghiên cứu, góp ý, phản biện thông qua các cơ chế..." |
Thứ nữa, khối lượng học tập đo bằng Tín chỉ của mỗi bậc học nếu quy đổi ra các năm học và học kỳ có thể xem là tương ứng với quy định thời gian học lũy kế tối thiểu để hoàn thành mỗi cấp độ trong ISCED- 2011.
Riêng về bậc học 8, văn bằng Tiến sĩ, khối lượng học tập ngoài một số Tín chỉ bắt buộc, để đạt trình độ này theo ISCED 2011 thì nghiên cứu sinh phải có công trình nghiên cứu độc lập hoặc theo nhóm nhỏ với mức độ hướng dẫn khác nhau để tập trung vào nghiên cứu bậc cao, có tính nguyên gốc (original research).
Nhìn chung chuẩn đầu ra ở các bậc trình độ được nêu ra và mô tả khá đầy đủ kiến thức và kỹ năng cũng như các áp dụng và trách nhiệm.
Khả năng áp dụng thể hiện được năng lực nhận thức, năng lực hành động (năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực giao tiếp), năng lực cá nhân và năng lực đạo đức.
Các chuyên gia cũng lưu ý về một số vấn đề khi mô tả bậc trình độ 4 và bậc trình độ 5 có liên quan đến các cấp trình độ khác nêu trong Dự thảo.
Thứ nhất, theo Hướng dẫn sử dụng ISCED 2011 - Phân loại các chương trình giáo dục quốc gia và trình độ liên quan của UNESCO (ISCED 2011 Operation Manual Guideline for Classifying National Education Programs and related Qualifications) do OECD, European và UNESSCO-UIS ban hành 2015, Hiệp hội thấy khi mô tả bậc trình độ 4 cần lưu ý đến những chuẩn mực trình độ ở cấp sau trung học và chưa phải là đại học.
Ở cấp trình độ 4 thường được dùng để mở rộng hơn là đào sâu kiến thức, kỹ năng và năng lực đã đạt được sau khi đã hoàn thành trình độ giáo dục phổ thông hay dạy nghề bậc trình độ 3.
Trình độ này hoặc là có thể được thiết kế để tăng lựa chọn cho những người tham gia vào thị trường lao động hoặc để nghiên cứu thêm ở cấp đại học hoặc cả hai.
Thông thường, các chương trình ở ISCED cấp 4( tương ứng với bậc trình độ 4 trong Dự thảo) có định hướng nghề nghiệp đối với người hoàn thành bậc trình độ 3 về các kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết cho một nghề nghiệp cụ thể.
Khung cơ cấu do 3 Hiệp hội (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người, Hội Khuyến học Việt Nam) phối hợp đề xuất. |
Trong nhiều trường hợp các chương trình trung cấp -theo Dự thảo(sau trung học- phi đại học; đề nghị gọi là trung cao nghề ) ở bậc trình độ 4 được thiết kế chỉ để dẫn đến thị trường lao động, chưa đủ điều kiện tiếp cận vào giáo dục đại học.
Thông thường, các chương trình ở ISCED cấp 4 được định hướng nghề nghiệp và cung cấp cho người đạt được trình độ giáo dục phổ thông về các kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết cho một nghề nghiệp cụ thể.
Dựa vào mô tả bậc trình độ 4 các cơ sở đào tạo thiết kế ra các chương trình thường nhắm mục tiêu cho những người đã hoàn thành giáo dục phổ thông nhưng muốn tăng cơ hội của họ để vào giáo dục đại học.
Tái cấu trúc hệ thống, giáo dục sẽ bật lên(GDVN) - Phân luồng sau trung học phổ thông (thường diễn ra ở các nước phát triển) và phân luồng học sinh từ sau trung học cơ sở (diễn ra ở các nước đang phát triển). |
Hoặc đối với những người trước đây có thể đã hoàn thành chương trình trung học nghề và muốn có chứng chỉ giáo dục phổ thông.
Hoặc cho những người đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông nhưng muốn mở rộng kiến thức của họ trong một số môn học hoặc các lĩnh vực cụ thể nhằm tăng cơ hội, đủ điều kiện tiếp cận giáo dục đại học.
Chương trình cũng tạo cơ hội đạt được bằng thứ hai cho những người không hoàn chỉnh giáo dục phổ thông, hoặc để cải thiện điểm số của các bằng cấp đã đạt được từ giáo dục phổ thông hoặc thay đổi dòng/luồng - thường là từ phổ thông sang dạy nghề đủ điều kiện học tiếp các chương trình hoặc ngành nghề ở trình độ trên cấp trung học.
Thứ hai, tiêu chí quan trọng để phân biệt giáo dục đại học chu kỳ ngắn/ cao đẳng ( bậc trình độ 5) và bậc trình độ 4 là ở sự phức tạp của nội dung chương trình.
Các chương trình ở cả 2 cấp độ yêu cầu phải hoàn thành đầy đủ trình độ giáo dục phổ thông để nhập học. Cấp độ ISCED 4 mở rộng kiến thức của học sinh trong một lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên chúng chưa đạt đến mức vượt hẳn so với bậc trình độ 3.
Trình độ độ 5 có được một bước tiến đáng kể so với bậc trình độ 3. Khi mô tả trình độ cấp 5 cần chỉ ra được mức độ sâu sắc thêm các kiến thức, kỹ năng và năng lực của những người tham gia trong một lĩnh vực nhất định.
Trình độ chuyên môn thu được ở ISCED cấp 5 được coi là có một mức độ cao hơn so với chương trình giáo dục cấp độ ISCED 4, Giáo dục đại học ngắn hạn(Chu kỳ ngắn/Cao đẳng) có thể cung cấp tín chỉ, chuyển đổi vào trình độ bằng đại học đầu tiên/ thứ nhất ISCED cấp 6 hoặc 7 của chương trình.
Dự kiến sơ đồ phân luồng học sinh sau THCS của ba Hiệp hội. |
Sau khi hoàn thành ISCED cấp 5, các cá nhân có thể tiếp cận trực tiếp đến các chương trình cấp bằng đại học thứ nhất và được miễn các khóa học nhất định hoặc mô-đun ở các cấp độ.
Chương trình cấp độ 4 dẫn đến mức độ mà chỉ cao hơn một chút về trình độ ở mức ISCED 3, và trong một số trường hợp, chúng thậm chí chỉ đạt đến trình độ cấp 3 ISCED 2011. Ở mức này không đủ điều kiện để được cấp tín chỉ ở bậc đại học.
Nêu ra những so sánh trên đây để không lẫn lộn khi mô tả cấp trình độ 4 và 5 (Cao dẳng) trong Khung trình độ quốc gia, phân biệt được những khác biệt giữa hai cấp trình độ, thể hiện mức độ tương thích với khung Tham vấn trình độ ASEAN đồng thời phù hợp với phân loại theo ISCED 2011, khẳng định bậc trình độ 5 ở cấp tương ứng giáo dục đại học, không sắp chung với giáo dục nghề nghiệp.
Khung trình độ quốc gia sẽ được hoàn thiện trong thời gian tới, giúp giáo dục phổ thông, đại học đi lên. Ảnh minh họa Xuân Trung |
Ngoài ra, ở bậc trình độ 8, Văn bằng Tiến sĩ: Cần nêu rõ mức độ thể hiện được kiến thức, kỹ năng chứ không nêu chung là có hệ thống kiến thức…hay có kỹ năng phát hiện..mô tả như thế rất khó định lượng, khó cho lập tiêu chí đánh giá.
Nhiều nội dung còn trùng lặp giữa kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm, các thành tố chuẩn đầu ra, mô tả bậc trình độ 8 chưa phù hợp với các mức độ tương ứng ở Khung tham chiếu các trình độ ASEAN.
Những vấn đề nêu trên có mối liên hệ ràng buộc với những nội dung nêu trong các quy định của Hệ thống dục Quôc gia do Chính phủ ban hành để có thể đảm bảo:
- Học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông phải được liên thông lên cả đại học lẫn cao đẳng như tất cả các nước vẫn quy định chứ không phải chỉ được lên đại học.
- Cao đẳng (thực hành) phải được đặt dưới Đại học ứng dụng, chứ không được đặt ngang với Đại học ứng dụng.
- Trong mảng giáo dục đại học, chỉ có Thạc sỹ nghiên cứu mới được học liên thông lên Tiến sỹ, còn Thạc sỹ ứng dụng không được quyền đó, chứ không phải cả 2 loại Thạc sỹ đều có quyền liên thông lên Tiến sỹ.
- Tạo điều kiện phân luồng người học sau mỗi trình độ, cấp độ đào tạo để thể hiện hiện định hướng phân luồng của hệ thống.