Để bền vững, các trường đại học nên chuyển sang phi lợi nhuận

23/08/2014 07:29
Xuân Trung
(GDVN) - Đây là quan điểm của GS. Trần Phương, Nguyên Phó thủ tướng, hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Mong manh giữa lợi nhuận và phi lợi nhuận

Một yếu tố cơ bản của trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập hay công lập, muốn thành lập đều phải có vốn hoạt động. Chỉ khác vốn hoạt động của trường công lập do Nhà nước cấp, vốn hoạt động của trường đại học ngoài công lập phải huy động từ các cá nhân, các tổ chức ngoài nhà nước. Khi thành lập cũng sẽ có hai lựa chọn: hoặc theo lợi nhuận hoặc theo phi lợi nhuận.

Sự việc của Trường Đại học Hoa Sen đã cho một cái nhìn bao quát của các trường hoạt động theo mô hình lợi nhuận hay không vì lợi nhuận. Cũng vừa qua Hội đồng quản trị Trường Đại học Phan Châu Trinh (Quảng Nam) có đưa ra bản Dự thảo lần thứ 5 về Quy chế hoạt động của trường phi lợi nhuận. Về dự thảo quy chế này chúng tôi đã đăng tải trước đó.

Nhiều chuyên gia cũng như nguyên lãnh đạo Bộ GD&ĐT nhận định trong bản dự thảo của Trường Đại học Phan Châu Trinh cần giải thích rõ nhiều câu hỏi. 

Để bền vững, các trường đại học nên chuyển sang phi lợi nhuận ảnh 1

GS. Trần Phương cho biết, các trường lâu nay hoạt động theo mô hình lợi nhuận nên chuyển sang phi lợi nhuận để phát triển bền vững, lâu dài. Ảnh Xuân Trung

GS. Trần Hồng Quân –Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trên quan điểm cá nhân còn băn khoăn rằng: “Tại điều quy định về nhà tài trợ có nói “…các điều kiện giải ngân, thời gian hoàn trả và mức lãi suất thuận lợi hơn so với chính sách cho vay của ngân hàng thương mại trong cùng thời điểm nhằm hỗ trợ cho nhà trường”, chữ “hơn” ở đây không có nguyên tắc và mơ hồ, nếu “hơn” nhiều quá thì đây không thể là trường phi lợi nhuận”.

Cũng theo đó, tại dự thảo Quy định cho nêu: “Nhà tài trợ được nhà trường trả lãi và vốn theo thỏa thuận ký kết với nhà trường”, theo GS. Quân đây là từ mô hồ, thế nào là “ký kết trả lãi” và ý nghĩa phi lợi nhuận ở đây chưa rõ. 

GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển – Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Tây nêu quan điểm, bản chất của trường phi lợi nhuận không phải khó khăn về vốn mà là ai bỏ vốn vào đó để không lấy mục đích hưởng lợi nhuận là chính, ngoài ra phải tôn trọng luật pháp nhà nước. Theo GS. Khiển, hiện có một số người nhân danh phi lợi nhuận nhưng được hưởng rất nhiều ưu đãi của nhà nước. 

Để bền vững, các trường đại học nên chuyển sang phi lợi nhuận ảnh 2

Công bố mô hình trường đại học phi lợi nhuận kiểu mới

(GDVN) - Sáng 22/8, Hội thảo Điều lệ trường đại học tư thục phi lợi nhuận do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập tổ chức đã bàn luận một số vấn đề liên quan

Trong khi đó GS. Trần Phương, Nguyên Phó thủ tướng, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, việc lập ra một Điều lệ các trường phi lợi nhuận là không cần thiết, bởi trong Luật giáo dục đại học có quy định “thế nào là trường phi lợi nhuận”.

Có hai điều kiện để được xem là trường phi lợi nhuận, thứ nhất các thành viên góp vốn (hay cổ đông) không hưởng lợi tức từ vốn góp, hoặc chỉ hưởng lợi tức hàng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.

Thứ hai, phần lợi nhuận tích lũy được hàng năm được biến thành tài sản chung không chia để tái đầu tư phát triển nhà trường.

Đánh giá về mô hình phi lợi nhuận của trường Đại học Phan Châu Trinh, GS. Phương cho rằng đây là mô hình học hỏi mô hình phi lợi nhuận của Mỹ. Theo kinh nghiệm nghiên cứu của GS. Phương, những trường phi lợi nhuận của Mỹ là những trường vô chủ (Đại học Havard là điển hình). Được xây dựng bằng vốn của ngươi mang tên Havard, sau này không ai góp vốn để biến thành chủ, do đó các trường kiểu này là không có chủ. Trong khi nếu áp dụng ở Việt Nam sẽ là rất nguy hiểm nếu trường vô chủ.

Thực tế, với điều kiện ở Việt Nam nếu để nói người góp vốn đầu tư trường sau đó chỉ được trường vinh danh và không hưởng lợi tức thì không ai thích sự vinh danh đó. Ngược lại, hầu hết đều thích mình góp vốn và được hưởng lợi tức, miễn là không cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ.
“Với trường Đại học Phan Châu Trinh đưa ra việc hiến tặng, tài trợ và trượt giá thì tính như thế nào, đó là quá phức tạp. Theo tôi, sẽ ít trường theo mô hình này” GS. Phương nói. Thêm vào đó, GS. Trần Phương kêu gọi các trường lợi nhuận hiện nay nên chuyển sang phi lợi nhuận để phát triển được vững hơn. 

Nguyên tắc để đảm bảo là trường phi lợi nhuận

Chia sẻ ý kiến của mình, GS. Trần Phương cho biết để đảm bảo tính phi lợi nhuận thì Hội đồng trường phải thống nhất được hai nguyên tắc cơ bản: 

Thứ nhất, đã góp vốn vào trường là không được chia lợi nhuận, chỉ được hưởng lãi suất hàng năm bằng lãi suất của tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng. Từ năm 2013 theo Luật giáo dục đại học, lãi suất vốn góp vào trường được điều chỉnh bẳng lãi suất trái phiếu Chính phủ. Theo GS. Phương thỏa mãn được điều kiện này thì tính chất phi lợi nhuận của trường được pháp luật thừa nhận.

Thứ hai, mỗi cổ đông/một phiếu biểu quyết, để trở thành cổ đông mức góp tối thiểu là 10 triệu đồng. GS. Trần Phương nói rằng, với mức góp này là phù hợp với đại đa số cán bộ, nhân viên của trường, bởi đã là cổ đông không phân biệt số vốn góp nhiều hay ít.

“Trường chúng tôi không chấp nhận nguyên tắc biểu quyết theo trọng lượng của vốn, bởi người có vốn góp ở mức cao không nhất định là người có tâm và người có tài ở mức cao, ngược lại người có vốn ở mức thấp không nhất định là người có tâm, có tài ở mức thấp. Sự thành công của một trường đại học không phụ thuộc vào những người góp nhiều vốn mà phụ thuộc vào những người có tâm, có tài” GS. Phương khẳng định.

Để bền vững, các trường đại học nên chuyển sang phi lợi nhuận ảnh 3

Học trò viết thư gửi Phó thủ tướng từng đau khổ vì phải đi học thêm

(GDVN) - “Tác động duy nhất để em viết bài này là lương tâm. Em muốn có một kỳ thi tốt nhất cho các bạn, 2-3 thế hệ sau này”.

Một nguyên tắc thứ ba được GS. Trần Phương đề xuất đó là giấy chứng nhận vốn góp phải là giấy chứng nhận ghi danh, không cho phép tự do chuyển nhượng như cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Người sở hữu vốn góp của trường có quyền chuyển nhượng vốn góp của mình với điều kiện việc chuyển nhượng phải được HĐQT chấp nhận.

Vì vốn hoạt động của trường là do các cá nhân cổ đông góp lại nên tài sản của trường có 2 thành phần. Một là, thành phẩn góp của các cổ đông, vốn này thuộc sở hữu cá nhân, từ đó cổ công có quyền hưởng lợi tức từ vốn góp, có quyền rút, chuyển nhượng vốn theo quy định của trường. 

Một thành phần quan trọng khác là quỹ tích lũy không chia của trường, quỹ được hình thành trong nhiều năm qua quỹ dự phòng, quỹ phát triển và quỹ này dứt khoát phải là tài sản của tập thể. Lấy ví dụ như Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội theo GS. Trần Phương tổng số quỹ này xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

Lãnh đạo Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cũng kiến nghị, nên điều chỉnh lại hai điểm trong Quy chế của trường đại học tư thục do Chính phủ ban hành. Theo đó, nguyên tắc biểu quyết theo trọng lượng vốn chỉ nên áp dụng đối với loại trường do các nhà đầu tư lập ra. Đối với trường phi lợi nhuận thì nguyên tắc “mỗi cổ đông/một phiếu biểu quyết” là thích hợp. 

Điều thứ hai, HĐQT của trường đại học tư thục ngoài chức năng của HĐQT còn phải đảm nhiệm vai trò của Hội đồng trường. Do đó, không nên khống chế số thành viên trong phạm vi 11 người như ghi trong Quy chế đại học tư thục, thay vào đó số thành viên này do Đại hội cổ đông quyết định. 

Điểm mạnh, yếu của trường lợi nhuận và phi lợi nhuận

Theo quan điểm của GS. Trần Phương, trường lợi nhuận có điểm mạnh là trường do các nhà đầu tư sáng lập, nên ngay từ đầu loại trường này sẵn có một nguồn vốn lớn. 
Điểm yếu: Vì quyền quyết định phụ thuộc vào những người có vốn lớn, khó tránh khỏi sự tranh chấp quyền lực, điều này khiến cho nội bộ thiếu ổn địng. Thêm nữa, vì quyền lợi nằm trong tay các nhà đầu tư, khó tránh khỏi mâu thuẫn giữa các nhà đầu tư với các nhà giáo dục.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư, khó tránh khỏi cắt xén vào kinh phí đào tạo, điều này có ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng đào tạo, đến quyền lợi của học viên và cán bộ trong trường, quỹ tích lũy của trường khó lớn mạnh.
Điểm yếu của trường hoạt động phi lợi nhuận là vốn hoạt động trong những năm đầu tương đối hạn chế. Tuy nhiên, có điểm mạnh là không có tranh giành quyền lực giữa các nhà đầu tư. Quan hệ giữa các cổ đông là quan hệ dân chủ. Nhờ chế độ dân chủ và tập trung dân chủ, đoàn kết thống nhất giữa các cổ đông], giữa các cơ quan lãnh đạo của trường với các cổ đông. 

Nguyên tắc phi lợi nhuận đảm bảo sự hài hòa giữa các lợi ích của người góp vốn, lợi ích học viên, lợi ích cán bộ công nhân viên. Vì không phải nộp lợi nhuận cho ai và không ai phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nên quỹ tích lũy không chia của trường ngày càng lớn mạnh, cho phép tái đầu tư vào sự nghiệp giáo dục. 

Xuân Trung