Làm thiện nguyện online - Xu hướng mới của giới trẻ

03/04/2012 06:00
Theo Tuổi trẻ
“Lập website + chia sẻ những cảnh đời bất hạnh với cộng đồng mạng + quyên góp tiền, quà...” đã trở thành công thức chung của các bạn trẻ làm thiện nguyện online.
Các thành viên của Những trái tim Việt phân loại, giặt giũ quần áo do cộng đồng mạng đóng góp trước khi phát tặng trong dịp tết dương lịch này - Ảnh: HỮU CÔNG
Các thành viên của Những trái tim Việt phân loại, giặt giũ quần áo do cộng đồng mạng đóng góp trước khi phát tặng trong dịp tết dương lịch này - Ảnh: HỮU CÔNG

Mấy ngày nay, từ một bài viết trên diễn đàn của Hội từ thiện Những trái tim Việt, cộng đồng mạng không khỏi xót xa trước hoàn cảnh khó khăn của hai ông cháu bé Huỳnh Duy Khanh. Bài viết ấy bắt đầu bằng một lời cầu xin: “Xin các cô chú hãy giúp con qua cơn bạo bệnh!”, như nói thay cảnh ngộ của bé trai 14 tháng tuổi bị cha mẹ bỏ rơi khi vừa hai tháng tuổi, mang trong mình hai căn bệnh lao phổi và não úng thủy nhưng ông ngoại nghèo không đủ tiền cho em chữa trị...

Đó là một trong rất nhiều câu chuyện về những cảnh đời bất hạnh mà Những trái tim Việt đã chia sẻ với cộng đồng mạng để vận động quyên góp từ hơn một năm nay.

"Đây là hình thức làm từ thiện phù hợp với nhiều bạn trẻ trong thời đại bùng nổ thông tin, và là cơ hội đóng góp của những con người nhiệt tâm, có kiến thức về tin học"

Bà Lê Thị Mỹ Hiền 
(phó trưởng khoa xã hội học và công tác xã hội, Trường ĐH Mở TP.HCM)

Những “nhà báo từ thiện”

Tiền thân của Những trái tim Việt là Quỹ từ thiện online, được thành lập vào giữa năm ngoái, từ ý tưởng của Hoàng Ngọc Thành (sinh năm 1983) với mong muốn “tạo một sân chơi lành mạnh cho các anh em thay vì những cuối tuần ăn chơi vô bổ”.

Nhưng vì kinh phí còn hạn hẹp để có thể mua một tên miền riêng, Thành đã ngỏ lời xin một góc nhỏ trên website của công ty làm nơi hội tụ những trái tim hướng về cộng đồng. Là dân công nghệ thông tin, Thành hiểu rõ Internet sẽ hỗ trợ đắc lực cho công việc thiện nguyện. Từ những ngày đầu, Thành cùng bè bạn chủ trương tìm kiếm những mảnh đời cơ nhỡ chưa nhiều người biết đến để giới thiệu.

“Những trường hợp báo chí biết đến thì ít nhiều họ sẽ nhận được giúp đỡ. Vậy chi bằng mình sẽ đi giúp những người khác. Bởi cuộc đời còn nhiều lắm người khốn khó!” - Thành nói.

Tiếp đó, hội từ thiện này cử người trực tiếp tìm đến nhà của nhân vật để xác minh, lấy thông tin viết bài và chụp ảnh. Họ là những “nhà báo nghiệp dư” vì từ thiện mà tác nghiệp! Thành tâm sự có trường hợp nhân vật anh đã biết rõ hoàn cảnh nhưng vẫn muốn một lần được tận mắt chứng kiến cuộc sống của họ.

Ngày đầu tiên đi lấy thông tin, Thành cứ loay hoay mãi, không biết phải xoay xở ra sao. Nhưng giờ chàng trai gốc Hà thành này cười tươi bảo thất bại nhiều lần đã cho anh kinh nghiệm, như được trải nghiệm công việc của một nhà báo thực thụ.

“Tai nạn online”

Một xu hướng của người trẻ trên thế giới

Theo giáo sư xã hội học Bùi Chí Trung (Trường ĐH Aichi Shukutoku, Nhật Bản), hình thức thiện nguyện online đã xuất hiện trên thế giới từ cuối thế kỷ 20, phát triển rất nhanh và lan rộng khắp toàn cầu. Đó có thể là hình thức đóng góp bằng click chuột, lập trang web cá nhân, giúp đỡ từng đối tượng một...

Hiện có rất nhiều website về hoạt động thiện nguyện do nhiều tổ chức của người trẻ lập ra đã có được uy tín trên toàn thế giới.

Xuất phát từ website www.caohockinhte.vn, Võ Thị Hoàng Vân (sinh năm 1984) đã “khai sinh” Câu lạc bộ thiện nguyện mang tên Nốt lặng, bởi theo cô: “Trong nhịp sống hối hả này cần lắm những nốt lặng để người ta lắng đọng, chiêm nghiệm lại cuộc đời mình”.

Đối tượng của website phần lớn là người đi làm nên thiện nguyện online là hình thức làm từ thiện tiết kiệm thời gian, phù hợp với họ. Mỗi năm Nốt lặng dồn sức cho ba chiến dịch lớn: Giai điệu sẻ chia (hướng đến học sinh tiểu học vùng sâu, vùng xa), Ươm mầm những ước mơ xanh (tư vấn nghề cho học sinh cấp II) và Hướng về miền Trung (giúp đồng bào miền Trung trong những đợt thiên tai). Những khi cần huy động gấp số lượng lớn thành viên, chỉ cần thông qua Facebook, diễn đàn, email... trong 48 giờ, Vân đã có trong tay danh sách của 100 bạn.

Cũng như Những trái tim Việt, Nốt lặng chọn cách đi xác minh thực tế, viết bài chia sẻ với cộng đồng mạng và kêu gọi đóng góp online. “Khổ nỗi các thành viên câu lạc bộ là dân bách khoa, kinh tế và tự nhiên nên nhiều lúc muốn truyền tải một câu chuyện cảm động nào đó đến cộng đồng thì vẫn chưa trọn vẹn lắm!” - Vân tâm sự.

Vì hoạt động chủ yếu trên mạng nên những “tai nạn online” có thể đến bất cứ lúc nào. Vân kể hồi cô còn kiêm quản lý tài chính cho Nốt lặng, có mạnh thường quân đã đăng ký đóng góp trên diễn đàn lại... quên gửi tiền về cho câu lạc bộ. Vì thế, trong báo cáo tài chính không có tên doanh nghiệp này nên có người nghi ngờ Vân...biển thủ làm của riêng.

 “Đó là lần mình nhớ nhất. Mình đứng trước mọi người phân trần mà nước mắt cứ rơi”, Vân nhớ lại. Rồi mọi người cũng hiểu được Vân. “Tai nạn” đó Vân mang theo suốt cuộc đời mình như một kỷ niệm về những ngày sống... vì cộng đồng.

Điểm nóng

Nhật ký Chí Viễn

Nhật ký Lớp học Hy vọng

Nhật ký Kim Bon

Nhật ký Pả Vi

"Bữa cơm có thịt" đến với Nậm Mười

Suối Giàng & "Bữa cơm có thịt"

Phẫu thuật miễn phí

 Video Clip

Theo Tuổi trẻ