Người thầy 60 năm đứng lớp suy nghĩ về triết lý giáo dục

30/08/2016 06:06
PGS.TS Nguyễn Lê Ninh
(GDVN) - Đã đến lúc ngành giáo dục cần phải xem xét để xác định lại một cách căn cơ triết lý giáo dục và nội dung giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa.

LTS: Thầy giáo - PGS.TS Nguyễn Lê Ninh với gần 60 năm tuổi nghề đứng lớp luôn đau đáu với những căn bệnh trầm kha của nền giáo dục.
 
PGS.TS Nguyễn Lê Ninh cho rằng, giờ đã đến lúc cần phải xem xét để xác định lại một cách căn cơ triết lý giáo dục và nội dung giáo dục định hướng XHCN.

Chỉ có như vậy mới phù hợp với sự phát triển xã hội đương đại, hội nhập quốc tế và vì sự phát triển bền vững cho tương lai phồn vinh của đất nước.
 
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả về triết lý giáo dục. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

 
Tôi cho rằng, Nhà nước là cơ quan hình thành cơ chế của nền giáo dục nhưng đã không thường xuyên để mắt tới sự vận hành của cơ chế này để phát hiện và uốn nắn những lệch lạc của nó.
 
Trong khi, tình hình đào tạo có quá nhiều điều đáng lo ngại cho chất lượng nguồn nhân lực nên mới có chuyện không ít gia đình khá giả một chút là họ nghĩ đến việc cho con đi du học ngay từ bậc phổ thông chứ chưa nói đến bậc Đại học. Vì sao vậy ?
 
Vì nhiều lẽ nhưng nguyên nhân chính là phụ huynh sợ chất lượng giáo dục trong nước làm con cái họ thiệt thòi khi trưởng thành…
 
Rồi mỗi khi đi mùa khai trường, các bậc cha mẹ lại căng mình ra để lo chạy trường, chạy lớp, chạy thầy…rồi chạy tiền. Họ phải chạy đủ thứ. Vâng! Họ đang bị nền giáo dục hành hạ.
 
Học sinh cũng bị hành hạ không kém, học trên lớp chưa đủ, học ngày chưa đủ, tranh thủ đi học thêm, học đêm.

Cùng suy ngẫm về "Triết lý giáo dục" với PGS.TS Nguyễn Lê Ninh (Ảnh: giaoduc.net.vn)
Cùng suy ngẫm về "Triết lý giáo dục" với PGS.TS Nguyễn Lê Ninh (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Chẳng thế mà ai quan tâm thì đọc thấy trên các mặt báo trong thời gian qua đã cho hay, hơn 70% học sinh tiểu học cận thị, hơn 20% các em bị vẹo cột sống vì phải đeo đủ các loại trong cặp sách.
 
Muốn tìm ra nguyên nhân sâu xa của những căn bệnh trầm kha trong ngành giáo dục thì hãy kiểm tra chất lượng công việc quản lý ở cấp vĩ mô, ở các thế hệ “người cầm lái” đã qua và hiện tại. Bởi đó chính là nơi xuất phát cả “chiến lược” lẫn “chiến thuật” trong sự nghiệp giáo dục.
 
Ngoài ra, nguyên nhân xuất phát từ cộng đồng xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ, gây rối cho sự nghiệp giáo dục.

Đó là việc học sinh tốt nghiệp THPT đua nhau thi vào Đại học nhưng bấy lâu nay ngành giáo dục không “trừ khử” được điều này mà vẫn cứ vinh danh ảo về trường chuyên, lớp chọn, các cơ sở luyện thi đại học, dạy thêm…
 
Do những yếu kém nằm ở cơ quan quản lý ngành nên mấy chục năm qua từ các bậc giáo dục phổ thông, giáo dục nghề cho đến giáo dục đại học luôn luôn bị xô đẩy.

Người thầy 60 năm đứng lớp suy nghĩ về triết lý giáo dục ảnh 2

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Tôi viết thư này gửi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

(GDVN) - Chúng ta không bi quan về thực trạng giáo dục nước nhà nhưng cần xác định cái gì nên làm trước, cái gì nên thực hiện sau vì “dục tốc bất đạt”.

Nào là thời gian đào tạo kỹ sư đang từ 5 năm (1978) rút xuống còn 4 năm với lý do để tiết kiệm kinh phí đào tại nhưng sau đó lại phục hồi chế độ đào tạo 5 năm.
 
Nào là loại bỏ chế độ đào tạo “niên chế” để chuyển sang hình thức đào tạo theo “tín chỉ”. Cả thầy và trò lại được phen xáo trộn.
 
Nào là chủ trương tổ chức mở “Đại học quốc gia” gây hiện tượng nhập, xuất giữa các trường đại học.

Nào là điểm sàn trong tuyển sinh, rồi đến đào tạo loại “kỹ sư chất lượng cao”trên cơ sở liên kết với  các trường đại học nước ngoài….
 
Còn trong sự nghiệp Dạy nghề thì Tổng cục dạy nghề - nguyên là đơn vị trực thuộc Bộ Lao động, cứ như quả bóng, bị “đá” sang Bộ Giáo dục và Trung học chuyên nghiệp.

Rồi khi Bộ Giáo dục và Trung học chuyên nghiệp chuyển thành Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Tổng cục dạy nghề trực thuộc Bộ này lại bị “đá” ngược trở lại Bộ Lao động với tên mới, chức năng quản lý mở rộng là  Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. 
 
Trong giáo dục phổ thông thì mang học sinh ra làm thí nghiệm với đủ các loại hình từ trường chuyên, lớp chọn, nào là phân ban (A,B,C,D), nào là phổ thông học nghề, nào là trường điểm, trường bán công, trường thực nghiệm…
 
Sách giáo khoa thì liên tục cho tiến hành “biên soạn mẫu”…

Người thầy 60 năm đứng lớp suy nghĩ về triết lý giáo dục ảnh 3

Con đường xây dựng và triết lý giáo dục của Nhật Bản

(GDVN) - Triết lý giáo dục Nhật Bản đã được luật hóa và trở thành nơi hội tụ sự đồng thuận của quốc dân Nhật và những người làm giáo dục.

Từ những điều đã nêu, tôi cho rằng, xét về tổng thể thì ngành giáo dục đã không quản lý được công việc của ngành.

Đã có biết bao Hội thảo được tổ chức để bàn luận về cải cách giáo dục nhưng cuối cùng thì sao? Rối vẫn cứ rối!
 
Đến nỗi năm 2004, 23 nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà văn hóa do giáo sư Hoàng Tụy đứng đầu phải  dâng “Sớ” lên Thủ tướng Phan Văn Khải để nghị chấn hưng giáo dục. Phải chăng đó cũng là lúc xã hội bức xúc chịu không nổi cái bất ổn của nền giáo dục ngay từ thời bấy giờ ?
 
Đọc xong bản “Sớ” này, nhiều người đi bình phẩm, đi tìm nguyên nhân gây ra  các “khối u” của ngành giáo dục. Còn tôi, tôi cho rằng cần kiểm điểm lại quan điểm của Nhà nước về nguyên lý giáo dục.
 
Tôi biết, nguyên lý giáo dục của ta, về mặt triết học được mang tên là “nguyên lý giáo dục xã hội chủ nghĩa”.
 
Nhưng tôi cho rằng, lâu nay người ta ra sức kêu gọi phải thị trường hóa, xã hội hóa giáo dục. Vậy phải hiểu về định hướng xã hội chủ nghĩa đối với giáo dục như thế nào?

Giữa định hướng XHCN với thị trường hóa có mâu thuẫn gì với 2 khái niệm “kinh điển” và hiện đại không?

Chí ít là với bậc học Phổ thông – bậc học mà mỗi công dân chưa đến tuổi trưởng thành cần phải được dạy dỗ để có đủ kiến thức phổ thông mà tồn tại trong đời sống xã hội thường ngày.
 
Ngoài ra, theo tôi, mục đích làm giáo dục là DẠY NGƯỜI và DẠY NGHỀ.
 
DẠY NGƯỜI là nhằm tạo dựng nhân cách tốt cho từng thành viên trong cộng đồng xã hội. Hay còn gọi là “tính nhân bản”.

Do vậy, trước khi nêu phương châm dạy người thì ngành giáo dục cần có nhiệm vụ Việt Nam hóa nội dung và phương pháp giảng dạy để tạo dựng nhân cách đúng nghĩa cho mỗi học sinh ngay từ bậc phổ thông.
 
Đó là nội dung, phương pháp giảng dạy gọn gàng, súc tích nhưng lại trong sáng, có tính truyền cảm cao, dạy học trò biết yêu cái thiện, ghét cái ác, dạy các em trở thành người nhân hậu…
 
Nhưng thực tế hiện nay, những bài học dạy làm Người được thay bằng những nội dung khô khan, nặng về lý trí, trừu tượng... Không biết có phải như vậy là mất căn bản trong quan điểm sơ đẳng về triết lý giáo dục con người nhân bản hay không?
 
Bàn về cách “Dạy làm Nghề”
 
Trong lĩnh vực dạy làm nghề, cơ cấu và chủ trương liên quan đã thay đổi xoành xoạch. Ban đầu, Tổng Cục dạy nghề là một cơ quan thuộc Bộ Lao động.
 
Rồi vào những năm 80 của thế kỷ XX, nó được chuyển qua và trực thuộc Bộ Giáo dục và Trung học chuyên nghiệp rồi bây giờ lại quay trở lại với cơ quan chủ quản cũ có mở rộng chức năng là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Người thầy 60 năm đứng lớp suy nghĩ về triết lý giáo dục ảnh 4

Triết lý giáo dục - Việt Nam đã có chân lý này hay chưa?

(GDVN) - Cuộc tranh luận về triết lý giáo dục đã làm cho không ít công chúng thậm chí nhiều giáo viên ngơ ngác tự hỏi “vậy thực ra có triết lý giáo dục không?".

Thử hỏi, căn cứ vào đâu để đề xuất thay đổi Bộ chủ quản của Tổng cục dạy nghề?

Có căn cứ vào triết lý cơ bản của việc dạy nghề hay không ? Có theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong dạy nghề hay không ?...
 
Như vậy, đã đến lúc cần phải xem xét để xác định lại một cách căn cơ triết lý giáo dục và nội dung giáo dục định hướng XHCN bao trùm lên 2 nội dung: Dạy làm Người và Dạy làm Nghề.

Chỉ khi đó mới đảm bảo được tính khách quan trong việc rìm ra những điều luật vừa có cơ sở khoa học, vừa có tính dự báo, đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực…
 
Cuộc các mạng như thế nhằm thanh toán tận gốc những điều không còn phù hợp quy luật với nguyên lý giáo dục định hướng XHCN mà xã hội đã chọn để phù hợp với sự phát triển xã hội đương đại và hội nhập quốc tế và vì sự phát triển bền vững cho tương lai phồn vinh của đất nước.

PGS.TS Nguyễn Lê Ninh